Chu trình tiện thô G85 G81 trên máy tiện Okuma LB15

Trong bài viết này TCK sẽ chia sẻ tới các bạn chu trình tiện dọc trục G85 G81 và chu trình tiện mặt đầu G85 – G82 trên máy tiện dòng OKuma. Chu trình đã được kiểm chứng và chạy tốt trên dòng máy tiện Okuma LB15

Cấu trúc câu lệnh của chu trình tiện cắt lớp dọc trục Z như sau:

G85 NAP1 D U W F

NAP1 G81

GCode biên dạng cần tiện

G80

 Trong đó :

  • G85 là lệnh gọi chu trình tiện cắt lớp (phá thô), G81 là tiện cắt lớp dọc theo dục Z
  • NAP1 là nhãn gán để biết chu trình bắt đầu thực hiện từ đâu. Có thể thay bằng các ký tự khác như LAP1, N1, NA1…
  • D là chiều sâu mỗi lớp cắt tính theo đường kính 
  • U là lượng dư để lại theo phương X
  • W là lượng dư để lại theo phương Z
  • F là bước tiến dao khi cắt thô. Trường hợp trong phần code biên dạng có xuất hiện F thì giá trị F này sẽ được kích hoạt khi gọi chu trình cắt tinh. 
  • G80 là câu lệnh kết thúc chu trình tiện cắt lớp
  • Gcode cho biên dạng được viết từ Z có giá trị nhỏ nhất tới lớn nhất nếu điểm SET Z của dụng cụ cắt tại mặt đầu phôi

Tương tự cấu trúc câu lệnh của chu trình tiện cắt lớp vạt mặt đầu như sau

G85 NAP1 D U W F

NAP1 G82

GCode biên dạng cần tiện

G80

Với chu trình tiện cắt lớp mặt đầu thì D là chiều sâu lớp cắt theo trục Z. Ví dụ D2 Thì mỗi lớp cắt trục Z sẽ dịch đi 2mm. 

Các giá trị khác như trong chu trình tiện thô dọc trục Z bên trên. 

Nếu trong chương trình sử dụng nhiều chu trình thì nhãn NAP phải khác nhau. 

Với chu trình này thì khi viết Gcode hãy bắt đầu từ Z có chiều sâu lớn nhất. 

 

 

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.